Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Phân biệt một số loại chè

Giới thiệu chung về các loại chè tại Việt Nam
Là một quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài.

Các loại chè được uống trong dân gian Việt Nam
Chè tươi: nguyên liệu gồm lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi, không qua chế biến, hái về rửa sạch vò nhầu lá bằng tay rồi cho vào nồi hoặc ấm đun nước loại to cho thêm vài lát gừng tươi đun cho đến sôi, chắt ra bát, chén uống ngay hoặc cho vào ấm tích ủ nóng để uống dần trong ngày, màu nước xanh tươi màu lục diệp. Vùng chè Xuân Mai – Hà Đông hái từng lá, gồm lá già bánh tẻ, dày ròn, nhỏ, vàng, mép lá ít răng cưa ; vùng chè Gay - Nghệ An cắt cả cành dài 30-40 cm, gồm búp, lá to, nhỏ, xanh lụcdiệp, mềm mép lá răng cưa sâu.

Chè nụ: (nụ hoa chè): nụ còn non (nụ hạt tiêu), hái trong tháng 10-11 dương lịch, hái về phơi trong bóng râm, cho đến khô màu xanh, nếu phơi nắng thì chóng khô, nhưng nụ màu đỏ, chất lượng kém. Cafein thấp: 2,00%, ít kích thích, được phụ nữ và người già ưa dùng, Pha nước sôi lâu ngấm, nên chè nụ đãi chủ mà không đãi khách. Có khi ướp thêm hoa cúc, có mùi thơm dễ chịu. Sản xuất nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Sơn Bình Việt Nam.

Chè Bạng: gồm lá chè già là chủ yếu, giã nát, hay làm băm nhỏ thành mẩu dài như nhau, 2 mm-1cm, màu xanh đen và hơi đỏ. Lá chè không chế biến, hình như chỉ sấy đơn giản bằng phơi hong, không có lông tuyết. Chè Bạng có tỷ lệ lớn nhất về chất béo: 7.14%, Tanin: 5.25%, tro tổng số: 4.30%, tro hoà tan: 1.40%, Cafein 2.00%, chất hoà tan: 19,10%, đạm: 1,25%, chất béo 7,14%. Chè Bạng được chế biến từ xa xưa tại làng Vân Tra, giáp Bạng thượng – Thanh Hoá. Trà Huế sản xuất tại Truồi - Thừa thiên cũng chế biến từ lá già, cuỗng chè, cành chè non, băm giã, chế biến đơn giản, ủ rồi phơi nắng.

Chè mạn Hà Giang ( chè bánh, chè chi ): chè truyền thống vùng chè cổ miền núi phía Bắc Việt nam, nguyên liệu non, một tôm 2,3 lá non,, giống chè Tuyết (Shan), cuống dài, chế biến đơn giản, thủ công. Búp chè hái về, sao nhanh trong chảo gang, rồi vò bằng tay xong, tãi ra phơi nắng đến khô; chè bán thành phẩm nhồi vào ống bương to đặt trên gác bếp để bảo quản gọi là Chè Lam. Mặt chè thô, búp có tuyết trắng, chất lượng rất tốt. Mẫu chè Tuyết Lu (Bắc Hà – Lào Cai) có tanin: 10,10%, Cafein 3,00%, chất hoà tan 33,00%. Mẫu chè Tuyết Hà giang số 95 có tanin 10,54%, Cafein 3,10%, chất hoà tan 34,30%. Nước chè màu đỏ, vị dịu, mát , thuần hoà không chát mạnh như chè xanh, chè lục. Chè rời cánh thô, ít xoăn, lồng cồng. Chè chi là chè mạn ép thành bánh tròn, gói bẹ diễn, đóng thành cối gồm 10-12 bánh. Chế → biến theo quy trình: chè nguyên liệu hấp nóng → ép bánh → làm khô → đóng cối. Chè ruột gồm chè già, chè vụn; chè mặt gồm chè non, búp nhỏ, mịn. Khi uống, từng miếng chè. Pha chè nước màu đỏ, vị chát dịu, mát được mọi người ưa chuộng.

Chè ô long: Trước đây được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc (Phúc Kiến Quảng Đông) và Đài Loan; còn gọi là thanh trà. Công nghệ: chè nguyên liệu → làm héo và lên men kết hợp→ sao và vò kết hợp sấy khô→ bán thành phẩm. Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. Các danh trà Ô long như Thiết quan âm, Thuỷ tiên, Đại hồng bào, Kỳ chủng, Sắc chủng, bao chủng… là chè Ô long dùng nguyên liệu của từng giống chè đã chọn lọc để chế biến.

2. Từ khi người Pháp chiếm đóng Đông Dương làm thuộc địa, ở Việt Nam đã xuất hiện thêm hai loại chè đen, chè xanh mới, với khối lượng lớn chuyên sản xuất và xuất khẩu sang Tây Âu và Bắc Phi ( lúc này tại Việt Nam có 13505 ha chè, sản xuất được 6000 tấn khô vào năm 1941). Nhưng người Vệt Nam không uống chè đen, mà chỉ uống chè xanh là chủ yếu, như chè Chính thái, hoặc đấu trộn thêm chè Đồng Lương sản xuất ở Phú Thọ cũ.

Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→ làm héo→ vò →lên men →sấy khô→ sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ.
Sau khi sàng sẩy, phân loại (trong quá trình tinh chế) chia ra nhiều loại như: OP, P, BOP, BP , FBOP, PS , F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè.

Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuát nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Diệt men bằng sao chảo gang hoặc máy diệt men có nhiệt độ 230 đến 250oC (chè sao), hấp hơi nước nóng hay hơi nước nóng (chè hấp), hay nhúng nhanh vào nước sôi (chè chần). Sấy khô bằng hơi nóng, sao chảo (sao suốt), sấy than hoa , sấy lửa củi (chè lửa), hay phơi nắng kết hợp sấy than (chè nắng), chất lượng rất khác

Trong thời kỳ chiến tranh thống nhất đất nước, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc chè đen và chè xanh tăng nhanh về sản lượng, chủ yếu để xuất khẩu, nhất là chè đen OTD,.

Thị trường trong nước có thêm các loại chè gói ướp hương (Thanh Tâm, Thanh hương, Liên Hoa, Hồng Đào, Ba Đình, Đồng Tâm…), chè ướp hoa, chè tiết kiệm (chè lá già, cẫng hương…), ngoài các chủng loại truyền thống của thời kỳ trước.

Chè hương: dùng các hương liệu khô, như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế… pha trộn với các tỷ lệ khác nhau. Công nghệ: chuẩn bị hương liệu→ sao chè → cho hương liệu và sao → ướp hương trong thùng.

Chè hoa tươi: được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Việt nam; hoa tươi gồm có: sen, nhài, ngọc lan,sói, ngâu, bưởi quế, ngọc lan… Mỗi nhà sản xuất có bí quyết công nghẹ gia truyền riêng. Công nghệ chung như sau: chuẩn bị chè và hoa tươi→ ướp hương (trộn chè và hoa)→ thông hoa→ sàng hoa→ sấy khô→ để nguội→ để hoa → sàng hoa→ chè hoa tươi thành phẩm.

Sau 1975, diện tích và sản lượng chè đen, chè xanh trong mười năm đầu, tiếp tục tăng không ngừng (50.800 ha, 28200 tấn khô-1985). Các loại chè truyền thống dân tộc (chè tươi, nụ, lá gìa…) chè búp, chè hương gói giấy lại tăng nhanh.

Thời kỳ đổi mới và mở cửa (1986-1996), thị trường tiêu thụ chè trong nước trở nên sôi động, biến đổi nhanh chóng về chủng loại, mẫu mã, bao bì, phân phối… Đã xuất hiện các mặt hàng chè mới, như chè túi (tea bag), chè đen CTC, chè đặc sản, chè hoa (nhài, sói, ngâu, sen…).

Chè đen mảnh: Búp chè tươi sau khi héo được đưa vào thiết bị vò và nghiền sau đó đưa ra máy cắt → lên men → sấy , gọi là chè đen CTC, sản xuất nhiều ở Xrilanca, Ấn Độ, Châu Phi.

Chè hoà tan: sản xuất tại các nước công nghệ phát triển; công nghệ: chè nguyên liệu đã chế biến → chiết suất→ cô đặc → sấy phun sương; nguyên liệu chè xanh hoặc đen vụn già, thứ phẩm. Chè hoà tan có dạng bột tơi xốp, rất mịn, gồm những hạt nhỏ, màu vàng nhạt (chè xanh), nâu nhạt (chè đen). Hàm lượng tanin, catesin, axit amin, cafeine rất cao, gấp chè nguyên liệu. màu nước, vị chè đạt yêu cầu, nhưng hương nhạt, vì bay hết trong quá trình chiết xuất, cô đặc và sấy.

Chè túi (tea bag): Tỷ lệ chè mảnh, chè vụn có nhiều trong công nghệ chè CTC và OTD; để tiết kiệm và thu hồi chè tốt, đã có công nghệ làm túi giấy đặc biệt để đựng các loại chè đó. Túi chè có sợi dây buộc nhãn hiệu của hãng sản xuất, khi pha chỉ cần nhúng túi vào cốc hoặc chén nước sôi, túi bã chè vớt lên dễ dàng, không cần ấm pha trà mà lại sạch như trà Kim Anh..

Chè dược thảo: gồm chè đen trộn với một dược liệu như cỏ ngọt, vừa có vị chè lại có giá trị chữa bệnh.

Giới thiệu chung về các loại sản phẩm của Tổng công ty chè Việt Nam

Chè xanh: Gồm có các loại chè xanh hương tự nhiên và các loại chè ướp hương các loại hoa như Nhài, Sen, ...Các loại chè túi lọc.

Chè Oolong: Với các loại giống chè đặc sản được nhập từ Trung Quốc và Đài loan đã qua khảo nghiệm được trồng đại trà tại Mộc Châu, cao nguyên Lâm Đồng,... cùng với các dây chuyền công nghệ sản xuất chè Oolong, sản phẩm chè Oolong của Tổng công ty chè Việt Nam đã có chất lượng đạt tiêu chuẩn như chè Oolong của Trung Quốc và đài loan với các đặc trưng điển hình của loại chè này.

Chè đen: Với các thiết bị dây truyền hiện đại, Tổng công ty chè Việt Nam đã sản xuất đầy đủ các chủng loại chè này (Orthordox, CTC) đạt chất khá trở lên và đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới.

Bảo quản và chế biến chuối

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam , từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối. Có thể chế biến ra nhiều món ăn như chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối...

Chuối khô
Chuối chín tới hoặc chuối xanh bóc vỏ, thái lát, trải lên khay thủng, xông lưu huỳnh 15 phút, sau đó đem phơi hoặc sấy khô ở 55 – 91OC trong 18 đến 20 giờ. Để nguội cho vào túi nilông. Có thể giữ được trong 25 ngày. Nếu sau khi cho vào túi hàn kín lại để được 90 ngày.

Chuối khô có thể nghiền ra làm bột chuối hoặc làm thức ăn liền.

Lấy 5 kg chuối chín, bóc vỏ, thái lát, ngâm vào dung dịch bicacbonat sedium ( ½ thìa cà phê pha với 2 lít nước), xếp vào khay đem xông lưu huỳnh trong 1 giờ, đem ra phơi nắng hay sấy trong lò có nhiệt độ 55 – 60OC trong 20 giờ. Để nguội cho vào hộp sắt đậy kín.

Lát chuối khô có mùi thơm như mùi bánh mỳ, dùng làm nộm quả khô, kem đều được

Chuối khô (phương pháp dân gian)

Chuối chín bóc vỏ, thái lát ngang mỏng, trải đều trên nong, nia. Sấy bằng than củi khoảng 10 giờ. Chuối khô giòn, mùi thơm. Cho vào lọ thủy tinh dành ăn dần.

Chuối chín bóc vỏ, để cả quả trải trên nia, phơi héo, đưa vào sấy bằng than củi một đêm. Chuối khô, dẻo , ăn ngọt. Cho vào lọ đậy kín hoặc túi buộc kín. Chuối khô dùng làm món tráng miệng với nước trà đặc.

Kẹo chuối khô

Chuối khô thái chỉ, cho đường vào nước cốt dừa đun sôi, thả chuối, gừng non thái chỉ, dừa nạo trộn đều, đun nhỏ lửa, tới khi chuối đặc sền sệt vừa khô, bắc xuống. Chuối đã ngọt nên chỉ cần cho thêm một ít đường, 1 kg chuối khô chỉ cần cho 0,2 kg đường là đủ. Đổ chuối vào khuôn đã láng một lớp dầu dừa, nén chặt. Rắc ít lạc rang vàng bỏ vỏ, tách đôi lên trên. Dùng chày cán nhẹ lên chuối cho lạc dính vào chuối. Để nguội, cắt thành thanh, cho vào lọ thuỷ tinh hoặc bọc giấy bóng. Kẹo chuối thơm, ngon, màu đỏ óng rất đẹp.

Chuối hộp

Chuối chín bóc vỏ, thái lát dọc quả, bỏ vào lon lùn, đổ ngập sirô đường 25 – 30o Brix và 0,2% axit xitric, để chuối có độ pH = 4,5 – 5,3. Dập kín nắp, thanh trùng trong nước sôi 100o C 15 phút hạơc trong nồi áp suất, rồi làm nguội nhanh để tránh sirô thay đổi màu, đục trong thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng.

Chuối hộp thơm, ngon, màu hồng, rất được người nước ngoài ưa thích

Nước cốt chuối

Chuối chín bóc vỏ, chần nước sôi hoặc hơi nước sôi (88o C), xay nhuyễn, thêm đường và axit xitric để đạt độ pH = 4,2 – 4,3 (khoảng 100 ga axit xitric cho 45,50 kg nước cốt). Đun sôi, đóng hộp, hàn kín, lật ngược hộp xuống trong 5 phút, làm nguội đến 35oC. Khi đóng hộp hàn lon phải nhanh để tránh không khí lọt vào làm giảm chất lượng sản phẩm.

Dưa chuối chát

Chuối chát (chuối hột) gọt sạch vỏ, thái mỏng, ngâm vào nước có pha chanh khoảng 10 phút cho chuối đỡ chát, vớt ra ép ráo, rồi lại ngâm vào nước chanh có thêm tý muối, để chuối chuyển màu trắng. Xếp vào thẩu, đổ ngập nước chanh pha muối, gài chặt, để một ngày. Vớt chuối ra, ép ráo nước chanh, lại xếp vào thẩu, dội nước muối, đường, giấm đun sôi để nguội, gài chặt. Sau 4 ngày là ăn được. Trước khi ăn thái gừng, ớt, tỏi, băm nhỏ hoà thêm nước mắm, ngâm chuối vào. Ăn kèm chả, ném, tré. Món ăn của người Huế.

Rượu chuối

Chuối tây già bóc vỏ, thái mỏng, hấp chín. Bỏ chuối vào lọ thủy tinh, đổ ngập nước đường đun sôi để nguội, cho men rượu vào, đậy kín (cứ 1 kg chuối cho khoảng 300 kg đường và 5 viên men). Sau 1 tháng, gạn lấy nước trong cho vào chai, đậy kín. Rượu chuối uống thơm, ngon, dễ tiêu.

Bảo quản rau quả tươi

Trong những năm gần đây các cơ quan nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp nước ta liên tục cho ra đời nhiều chế phẩm bảo quản rau tươi đưa lại hiệu quả kinh tế cao: Giảm được tỉ lệ hư hao, tăng thời gian bảo quản nhằm kéo dài thời gian thu hoạch và tiêu thụ. Hầu hết các chế phẩm này đều có nguồn gốc sinh học, đơn giản, dễ sử dụng, sản phẩm được bảo quản bằng các chế phẩm này hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người sản xuất lẫn người sử dụng.

1- Màng bán thấm BOQ -15 : Đây là sản phẩm do bộ môn Bảo quản sau thu hoạch ( Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ) nghiên cứu, SX. BOQ –15 là hỗn hợp dung môi hữu cơ và thuốc chống nấm được kết hợp với nhau dưới dạng một dung dịch lỏng dùng để bảo quản các loại quả thuộc họ Citrus ( cam, chanh, quít, bưởi) và một số loại rau ăn quả như cà chua. Sau khi thu hái, nông dân chỉ cần rửa sạch, lau khô rồi nhúng hoặc dùng khăn sạch tẩm dung dịch lau một lớp mỏng trên bề mặt quả, để khô 3-5 phút rồi xếp vào thùng carton đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Lớp màng mỏng bằng Parafine hữu cơ có tác dụng vừa làm bóng mặt quả, tăng thêm độ hấp dẫn của mã quả, vừa có tác dụng ngăn sự bốc hơi nước giảm sự hao hụt khối lượng trong suốt quá trình bảo quản. Thuốc chống nấm được phối trộn với parafine có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhiễm và gây hại của nấm bệnh nhưng hoàn toàn không độc hại với con người khi sử dụng. Bắt đầu từ vụ cam năm 2005, Viện đã phối hợp với nhiều địa phương trồng cam lớn ở miền Bắc như công ty rau quả 19-5 ( Nghệ An), NT Cao Phong ( Hoà Bình), Hội ND tỉnh Hà Giang ( vùng cam Bắc Quang- Hà Giang) xây dựng nhiều mô hình thử nghiệm cho kết quả rất tốt, cam bảo quản được trên 2 tháng, kéo dài tới sau Tết Nguyên Đán, bán được giá cao hơn lúc chính vụ gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 4-5 lần mà tỷ lệ hư thối chỉ khoảng 2-3% so với bảo quản bằng các hóa chất độc hại của TQ là 15%. Đánh giá của nông dân nhiều nơi khi sử dụng chế phẩm POQ – 15 là công nghệ đơn giản, dễ làm, chi phí thấp ( 200-300 đồng/kg cam bảo quản) mà hiệu quả lại cao nên hiện nay rất nhiều người đã bắt đầu triển khai bảo quản theo phương pháp này.

2-Sử dụng màng Chitosan: Đây là sản phẩm và quy trình công nghệ do các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học ( Trường Đại học Cần Thơ) nghiên cứu thành công trong việc bảo quản các loại quả tươi sau thu hoạch. Chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm thành một dạng dung môi lỏng có tác dụng tạo thành màng mỏng phủ trên bề mặt vỏ quả nhằm ngăn chặn sự mất nước và xâm nhập của nấm bệnh. Với xoài, các tác giả khuyến cáo nên xử lý trái sau khi đã rửa sạch qua nước nóng 48-500C trong 5-10 phút để ngăn ngừa bệnh thán thư và ruồi đục trái, sau đó nhúng vào dung dịch Chitosan và bảo quản ở nhiệt độ lạnh 10-120C thì sẽ lưu giữ được quả trong 4 tuần, thậm chí tới 6 tuần để có thể vận chuyển đi xa an toàn. Với cam quýt, đặc biệt là trái quít đường Lai Vung ( Đồng Tháp) các tác giả khuyến cáo quy trình bảo quản trái bằng cách bao màng Chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao Polyethylene (PE) có đục 5 lỗ với đường kính 1 mm được ghép mí bằng máy ép và bảo quản ở nhiệt độ lạnh 120C có thể bảo quản được tới 8 tuần.

Chuyên đề: Bảo quản trái cây sau thu hoạch

Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số doanh nghiệp lớn và các siêu thị có phương thức tồn trữ trái cây ở nhiệt độ lạnh. Còn lại, đa số các vựa thu mua trái cây cũng như nông dân đều thu hoạch và bán trái cây theo tập quán, không có qui trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Thời gian gần đây vấn đề này được các nhà vườn rất quan tâm và đặc biệt các công trình nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch cũng đang cho những kết quả khả quan…

Qui trình nghiên cứu bảo quản xoài được Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ nghiệm thu đầu năm 2007. Nông trường Sông Hậu – nơi nghiên cứu hiện có 150.000 cây xoài cát Hòa Lộc, trung bình, mỗi hộ có 80-100 cây. Với sản lượng hàng năm lên đến cả hàng nghìn tấn xoài sản phẩm… Để hướng tới qui trình thu hoạch và bảo quản xoài có qui mô của một phân xưởng phân loại, đóng gói, bảo quản trái cây tươi chính qui, Nông trường đã hợp tác với Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ cùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu thành công qui trình bảo quản xoài sau thu hoạch bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng tốt, giúp kéo dài thời gian tồn trữ, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Theo Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: “Nếu tiêu thụ trong nước, sau khi thu hoạch, xoài được phân loại, đóng gói, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng. Nếu xuất khẩu, thì sau khi phân loại, sẽ tiến hành các bước xử lý, tồn trữ (để vận chuyển xa), làm chín, đóng gói, rồi mới vận chuyển và phân phối đến nơi tiêu thụ”. Xoài Cát Hòa Lộc có vỏ mỏng nên khó bảo quản lâu và vận chuyển xa, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Tiến sĩ Toàn cùng các cộng sự đã nghiên cứu khắc phục hạn chế trên bằng cách xử lý chần nước nóng để ngăn bệnh thán thư và ruồi đục trái. Biện pháp này giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu kiểm dịch thực vật cho cây ăn trái. Sau đó, trái được nhúng vào dung dịch Chitosan, tạo nên một lớp màng bao phủ mỏng có tác dụng chống mất ẩm, giảm hao hụt trọng lượng và kéo dài thời gian tồn trữ. Qua các thí nghiệm, xoài được tồn trữ tốt nhất là ở nhiệt độ lạnh từ 10-12oC. Kết luận: “Qua quá trình xử lý và tồn trữ, trái xoài được bảo quản tốt nhất trong 4 tuần, thậm chí có khả năng kéo dài 6 tuần, có thể vận chuyển và phân phối đi xa”.

Năm 2006, Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ và các cộng sự tiến hành nghiên cứu qui trình bảo quản sau thu hoạch các loại trái cây: quýt đường, bưởi Năm Roi, cam sành, cam mật và cam xoàn. Đây là đề tài nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang. Dự kiến, đề tài sẽ được nghiệm thu vào năm 2009. Theo đó việc nghiên cứu theo hướng sản xuất trái cây sạch nên thực hiện phương pháp phòng trừ sinh học trước và sau thu hoạch. Các hóa chất độc hại được hạn chế sử dụng, thay vào đó sử dụng các chất không độc hại như: dùng nấm đối kháng để trị bệnh, vôi, dung dịch Chlorine (là chất thường được dùng trong xử lý nước sinh hoạt)... Hiện nay, chúng tôi đã nghiên cứu xong qui trình bảo quản sau thu hoạch trái quýt đường; đang tiếp tục nghiên cứu qui trình bảo quản các loại trái cây khác”.

Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra qui trình bảo quản trái quýt đường với thời gian tồn trữ đến 8 tuần. Đó là bảo quản trái bằng cách bao màng Chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao Polyethylene (PE) đục 5 lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm và ghép mí lại bằng máy ép. Sau đó, bảo quản ở nhiệt độ 120C. Với phương pháp này, phẩm chất bên trong trái như: hàm lượng đường, hàm lượng vitamin C... luôn ổn định, tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp, màu sắc vỏ trái đồng đều và đẹp. Ngoài trái quýt đường, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thêm qui trình bảo quản trái quýt hồng (quýt Tiều) bằng cách bảo quản trong bao PE (nhưng chỉ đục 3 lỗ, mỗi lỗ 1 mm) và bảo quản ở nhiệt độ lạnh (150C). qui trình này cho phép thời gian tồn trữ kéo dài đến 9 tuần.

Được biết: “Sử dụng bao PE bao trái nhằm hạn chế sự bốc hơi nước, làm giảm bớt cường độ hô hấp và sinh tổng hợp ethylene... giúp kéo dài thời gian tồn trữ trái. Bao trái bằng bao PE đã được sử dụng khá phổ biến trên nhiều loại trái cây khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới và đạt kết quả tốt. Bảo quản trái cây trong nhiệt độ thấp làm cho trái chín chậm hơn, dưỡng chất trong trái được duy trì lâu hơn, hạn chế các loại nấm bệnh phát triển, vỏ trái ít bị nhăn nheo... Tuy nhiên, mỗi loại trái cây có thể chịu đựng những ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra ngưỡng nhiệt độ tốt nhất cho từng loại trái cây là rất cần thiết”.

Ngoài ra, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo quản tươi, kéo dài thời gian tồn trữ trái cam sành, quýt đường và bưởi Năm Roi tại Cần Thơ”. Đề tài thực hiện nhiều biện pháp để bảo quản trái cây như: bảo quản ở nhiệt độ lạnh, sử dụng chất trích thảo mộc để phòng trừ nấm bệnh hại, sử dụng bao PE, bao màng Chitosan… Dự kiến, cuối năm 2007, đề tài sẽ được nghiệm thu.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, những nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch có thể ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị vì nơi đây có phòng lạnh và các điều kiện cần thiết để bảo quản trái cây lâu dài. Ngoài ra, khi trái cây Việt Nam hướng đến thị trường xuất khẩu thì việc bảo quản trái sau thu hoạch để kéo dài thời gian tồn trữ trong quá trình vận chuyển là một yêu cầu bắt buộc. Do đó, những công trình nghiên cứu về bảo quản trái cây sau thu hoạch hiện nay là rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho trái cây trên thị trường trong và ngoài nước.

Giới thiệu công nghệ bảo quản rau quả, trái cây tươi bằng chế phẩm sinh học

từ Chitosan, không độc hại

Phân loại SPC: Chế biến và bảo quản rau quả

Lĩnh vực áp dụng: Công nghệ thực phẩm

Mô tả tóm tắt công nghệ thiết bị

Từ nguyên liệu chitosan đã chế tạo ra chế phẩm sinh học để tạo màng trên trái cây, rau quả. Đã có công nghệ bảo quản trái cây tươi từ khâu thu hái đến khi bán sản ph6ảm ra ngoài thị trường.

CN/TB duoc ap dung:

- Bảo quản trái cây tươi - Bảo quản rau tươi - Bảo quản hoa tươi - Bảo quản thực phẩm tươi sống (cá, thịt, trứng ...)

Công suất / năng xuất : Tùy theo qui mô sản xuất của khách hàng yêu cầu

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác

Tạo màng sinh học không độc hại, dùng an toàn cho người, giữ ẩm cho trái cây, rau quả tươi lâu, hạn chế hô hấp trên vỏ nên trái cây lâu chín, lâu bị khô nhăn, chống nấm mốc

Ưu điểm của CN/TB

- Tương đối đơn giản, đầu tư không nhiều - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - Thích hợp cho việc sản xuất công nghiệp

Vấn đề bảo quản trái cây xuất khẩu

Sản phẩm trái cây của nước ta, đặc biệt trái cây của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều lợi thế về chủng loại, sản lượng và chất lượng của trái cây miền nhiệt đới nhưng việc bảo quản để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… chưa ngang tầm với sản lượng thu hoạch hàng năm.

Có nhiều nguyên nhân trong vấn đề này, trong đó việc bảo quản chưa được đầu tư về công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản một cách tương xứng với doanh nghiệp có thương hiệu trái cây xuất khẩu.

Tại thị trường trong nước từ nhiều năm nay giá bán trái cây vào thời điểm thu hoạch rộ thường bấp bênh, do sản phẩm cùng chủng loại nhiều vào thời điểm thu hoạch, bình quân khoảng 2 tháng / vụ, làm cho việc điều tiết tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trái cây được tiêu thụ ở dạng tươi là chủ yếu ở tại địa phương và trong nước, nên thường gây ứ đọng, sản phẩm thường bị hư hỏng. Trong thực tế sản phẩm trái cây thường được thu hoạch thậm chí khi chưa đến thời điểm thu hoạch, đa số trái cây thường không qua khâu kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm…Trong đó chỉ một số lượng trái tươi đủ tiêu chuẩn phẩm cấp được phân loại bảo quả ở kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng loại trái. Đáng chú ý, hiện do nước ta có rất ít các kho bảo quản nên chí phí bảo quản trong các khâu thu hái, bao gói và vận chuyển lạnh để xuất khẩu rất cao. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm ở các trung tâm phát triển cây ăn quả trong cả nước.

Vừa qua tại Hội thảo chương trình Quốc Gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau hoa quả tươi của Việt Nam do Bộ Thương Mại tổ chức nhiều đại biểu các tỉnh và doanh nghiệp cũng đã có ý kiến về vấn đề này. Theo đó các doanh nghiệp cho rằng: cần tiến hành xây dựng các kho bảo quản lạnh ngay tại vùng nguyên liệu và tại các cửa khẩu, bến cảng để đảm bảo chất lượng tốt nhất trái cây xuất khẩu. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên.

Khử chát và giấm hồng

Quả hồng dù đã chín trên cây, vừa hái xuống cũng không ăn được ngay, trừ một vài giống hồng ngọt, có thể khử chát trên cây. Mới đây, các cán bộ nghiên cứu Bộ môn Bảo quản và Chế biến thuộc Viện Nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu thành công và cho phổ biến qui trình "Khử chát và giấm hồng bằng A xít 2-Chloroetyl phosphoric và đất đèn". NNVN giới thiệu để bà con nông dân tham khảo, áp dụng

Thu hái: ở miền Bắc, tùy theo địa phương, giống hồng mà hồng thường chín từ cuối tháng 8, chín rộ vào tháng 10, 11, chậm nhất vào tháng 12, 1. Trên cùng một cây có quả chín trước, quả chín sau do đó khi thu hoạch phải biết phân biệt để hái, quả chín trước hái trước, quả chín sau thì hái sau. Nên hái vào buổi sáng khi đã khô sương, không thu hái vào những ngày mưa dễ bị lây nhiễm nấm bệnh. Dùng kéo cắt sát cuống quả những quả đã chín vàng đều cho vào sọt có lót rơm rạ hoặc túi vải để tránh dập xước.

Chọn lựa và đánh bóng: Lựa chọn những quả đồng đều về màu sắc, kích cỡ, cùng giống, cùng đợt thu hái, những quả không có vết sâu bệnh, xây xước, bầm dập để xử lý và giấm. Dùng giẻ, khăn sạch lau nhẹ hết các vết bẩn trên toàn bộ mặt vỏ quả, làm cho vỏ quả láng bóng lên tăng thêm mỹ quan và hấp dẫn.

Xử lý: Với phương pháp xử lý bằng Chloroetyl phosphoric: Đổ 5 lít nước sạch vào một chiếc chậu nhựa rộng miệng rồi dùng bơm tiêm hút 60cc Axít 2- Chloroetyl phosphoric pha vào và khuấy đều cho tan hết. Tùy theo số lượng hồng cần xử lý mà pha lượng dung dịch cho phù hợp, tránh lãng phí: Cứ 1 lít nước sạch cần pha 12-13cc Axít 2-Chloroetyl phosphoric. Theo kinh nghiệm của Bộ môn bảo quản và chế biến (Viện Nghiên cứu rau quả) thì cứ 5 lít dung dịch có thể xử lý được hàng trăm kilôgam hồng quả. Sau khi chuẩn bị được dung dịch xử lý, ta cho hồng đã được lau sạch, đánh bóng vào ngâm ngập trong vòng 7 phút rồi vớt ra xếp vào rổ để cho ráo nước. Xếp hồng lên các giàn thoáng, để nơi thoáng mát trong vòng 6-8 ngày hồng sẽ chín đều, hết chát.

- Với phương pháp xử lý bằng đất đèn (Axetylen ): Dụng cụ bao gồm: Thùng để xử lý hồng bằng nhựa, gỗ hay sành sứ to, có thể chứa được vài trăm quả hồng; hộp nhựa hoặc sắt tây đường kính 10cm để đựng đất đèn; ống nhựa mềm để dẫn nước dài khoảng 70-80cm; phên nan tre, giá gỗ để xếp hồng trong thùng; bơm kim tiêm để cấp nước; tấm nilon để bịt miệng thùng...

Cách làm: Dưới đáy thùng chứa đặt chính giữa hộp nhựa hoặc hộp sắt tây mở đáy trên có chứa đất đèn. Căn cứ theo lượng hồng cần xử lý để đặt lượng đất đèn cho phù hợp: Cứ 100 kg hồng quả cần 300g đất đèn. Trên mặt hộp sắt tây đặt giá gỗ nan thưa để xếp hồng theo từng lớp nhẹ nhàng cho tới gần miệng thùng. Đặt ống nhựa mềm từ ngoài miệng thùng vào trong hộp sắt tây đựng đất đèn. Dùng nilon và dây cao su buộc kín miệng thùng hồng đã được xếp đầy nhằm tránh khí Axetylen thoát ra ngoài. Chú ý để ống nhựa mềm xuyên qua lớp nilon ra ngoài. Dùng bơm tiêm hút nước sạch để cấp nước cho hộp đất đèn qua ống dẫn nhựa mềm. Ngày đầu tiên ta bơm 30 ml, sau đó ngày thứ 2, thứ 3 cấp tiếp mỗi ngày 30 ml nữa. Ngày thứ 4, dỡ túi nilon một lúc cho thoát hết khí Axetylen rồi xếp hồng lên giàn nơi thoáng mát. Chú ý xếp các cuống quả xuống dưới theo lớp xen kẽ để không gây vết thương cho quả. Để hồng chín trong khoảng 6-8 ngày là có thể đem tiêu thụ được.

Chế biến rượu từ cây dừa nước

Cây dừ nước(Nipa Palm) một loài cây phổ biến ở nước ta, việc chế biến rượu từ dừa nước là một giải pháp mới giúp người nông dân có thể tận dụng các loại đất rừng sát ngập mặn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Đây là hàng chục triệu lít cồn nguyên liệu rẻ tiền nhất để chế tạo cồn 95 độ tại Philippine. Hàng năm Philippine sản xuất 95 độ từ các buồng quả dừa nước.

- Dừa nước được trồng với mật độ 2000 cây/ha (2x2,5m), sau ba đến bốn năm, khi cây đạt 8 lá, bắt đầu ra hoa, mỗi ha trung bình có khoảng 700 cây ra hoa. Mỗi cây chỉ ra một buồng quả tận cùng rồi chết. Những cái rễ (căn hành) của chúng sẽ mọc lên những cây con như các bụi chuối.

- Dừa nước được trồng với mật độ 2000 cây/ha (2x2,5m), sau ba đến bốn năm, khi cây đạt 8 lá, bắt đầu ra hoa, mỗi ha trung bình có khoảng 700 cây ra hoa. Mỗi cây chỉ ra một buồng quả tận cùng rồi chết. Những cái rễ (căn hành) của chúng sẽ mọc lên những cây con như các bụi chuối.

Khi buồng hoa đã ra các quả non, ta cắt cuống buồng sát đến giới hạn hình thành quả, thường cách mặt đất khoảng 60 -80 cm. Ta đút cuống buồng đã cắt vào đốt ống tre và hứng dịch ngọt tuba chảy ra. Dịch ngọt này chứa 17 % đường và có kèm theo các Enzyme lên men rượu từ cuống buồng tiết ra

- Mỗi ngày, mỗi ống hứng gần 0,5 lít dịch tuba. Hàng ngày người ta lần lượt đi từng gốc dưà nuớc đã cắt buồng để thu dịch tuba đã hứng, đồng thời cắt một nhát mỏng độ hai đến ba mm để khơi lại vết thương cũ, làm cho dịch mới lại tiếp tục chảy ra - và cứ thế lần lượt. Có thể thu hoạch như vậy liên tục trong 90 ngày. Sau đó chặt toàn bộ cây dừa nước, thu lá dừa để lợp nhà và làm củi đun.

- Mỗi cây bình quân trong một vụ ba tháng sẻ thu được khoảng 43 lít. Mỗi ha 700 cây ra hoa sẽ thu được khoảng 30000 lít dịch tuba. Mỗi lần thu dịch ngọt từ rừng dừa nước về đến nhà trong vòng 10 giờ nó đã tự lên men hoàn chỉnh thành rượu tuba khoảng 5,6 độ, có thể dùng uống ngay như nước cơm rượu.

- Dùng khỏang 20 lít dịch tuba tự lên men để cất ngay khi vừa mới về đến nhà sẽ được 1 lít cồn 95 độ, chưng phân đọan.

- Như vậy bình quân trên một ha dừa nước hàng năm sẽ thu hoạch và chế biến được 1.500 lít cồn 95 độ một cách nhẹ nhàng và dễ dàng với giá thành rẻ hơn bất cứ phương pháp chế tạo cồn etylic nào khác, xứng đáng được sự quan tâm đầy đủ đến cây dừa nước.

- Các loại đất rừng sát ngập mặn đều có thể trồng dừa nước được. Ngoài ra nếu gần các lò đường, ta có thể dùng các rỉ đường (molasse) trộn chung với tuba, lợi dụng men của tuba để lên men rỉ đường thành rượu rất nhanh chóng

Bảo quản hạt lúa giống

Trong điều kiện bình thường và làm khô theo kiểu phơi nắng, khoảng 3 tháng hạt lúa vẫn nảy mầm tốt, đạt tới 90%, nhưng khoảng 6 tháng sau tỉ lệ nảy mầm chỉ còn khoảng 60-70% và khoảng 9-10 tháng sau hầu hết hạt không nảy mầm. Đây là điều khó khăn cho người dân vùng trồng một vụ lúa và tôm. Để bảo quản hạt giống lúa từ vụ này sang vụ năm sau (khoảng 8 tháng) xin giới thiệu kinh nghiệm bảo quản của nông dân một số tỉnh ĐBSCL.

Khâu phơi nắng

Theo kinh nghiệm, chỉ phơi hạt giống lúa một nắng là đạt độ ẩm 12%. Thường khi lúa mới gặt ở ruộng về độ ẩm khoảng 25%. Phơi trong nắng nhẹ làm sao rút độ ẩm được khoảng 18% và sau nắng thứ hai mới rút độ ẩm xuống khoảng 12% là đạt yêu cầu. Cố gắng khi phơi nắng phải đảo đều liên tục cho khô đều. Chính phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ không cao là tăng sức sống của hạt giống và bảo quản được lâu dài hơn.

Bảo quản

Để hạt giống trong kho càng lâu thì hạt giống càng nảy mầm kém. Đó là điều xảy ra cho tất cả các loại hạt giống khác nhau. Nếu đựng hạt trong bao đay hay nilon dệt (không kín) hạt giống rất nhanh mất sức nảy mầm dù được phơi rất khô tới 12% độ ẩm, vì trong khi bảo quản, hạt giống lúa hút ẩm, nhất là trong điều kiện mùa mưa ở ĐBSCL hạt giống có khi có độ ẩm tới 14-15%, từ đó chúng mất sức nảy mầm khá nhanh. Theo kinh nghiệm thì khi phơi lúa đạt độ ẩm khoảng 12%, cho hạt lúa giống vào bao nilon và buộc kín là tốt nhất. Sau đó toàn bộ bao nilon được đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống (vôi chưa tôi) dưới đáy để hút ẩm thường xuyên.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Không chọn nơi ẩm ướt, hay ánh nắng thường xuyên chiếu vào làm nơi bảo quản hạt giống. Nơi bảo quản hạt giống phải thường xuyên khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải được kê bằng gỗ, không nên kê bằng gạch hay bằng những vật liệu kê khác.

Theo kinh nghiệm trên, hạt giống sau 8 tháng vẫn có tỉ lệ nảy mầm khoảng 85-90% và sức sống của cây con vẫn phát triển bình thường. Kỹ thuật bảo quản này được thực hiện với giống lúa trên 120 ngày.

Sử dụng hoá chất hút ẩm bảo quản các loại rau quả sấy khô

Trong sản xuất và đặc biệt là khi bảo quản các loại rau quả sấy khô, việc giữ độ ẩm ở mức xác định có một tầm quan trọng rất lớn. Nếu rau quả sấy khô bảo quản trong các bao bì hở thì không phụ thuộc vào độ ẩm của sản phẩm khi sấy xong, vì trong quá trình bảo quản do việc hấp thụ ẩm từ môi trường không khí xung quanh, độ ẩm trong rau quả sấy khô sẽ dần đạt tới mức độ ấm cân bằng. (Độ ẩm cân bằng đối với nhiều loại rau sấy khô giới hạn ở 11 - 13%, còn đối với các loại quả sấy khô là 15-24%).

Việc sử dụng các chất hút ẩm trong quá trình bảo quản các sản phẩm rau quả sấy khô rất thuận lợi, bởi vì các chất này khi cho vào bao bì cùng với sản phẩm rau quả sấy khô, nó sẽ hút ẩm của môi trường không khí trong bao bì làm cho sản phẩm luôn được khô và còn làm khô thêm các sản phẩm rau quả sấy chưa đủ khô hoặc sấy khô không đều. Nếu rau quả được sấy đến độ ẩm rất nhỏ (thí dụ 1-3% đối với rau, 5-7% đối với quả) và được bảo quản có chất hút ẩm trong bao bì kín sao cho không khí ẩm từ bên ngoài không lọt vào thì có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm khô lên 2-3 lần so với bảo quản sản phẩm khô không sử dụng chất hút ẩm.

* Yêu cầu chung đối với các chất hút ẩm như sau:

- Tốc độ hút ẩm cần phải cao;

- Không được trở nên hỏng hay bị chảy rữa trong quá trình hút ẩm;

- Phải có đủ độ cứng nhất định và không dễ vở thành hạt nhỏ hoặc thành bột;

- Không độc và phải rẻ.

* Tính chất của một số chất hút ẩm thông dụng:

Chất hút ẩm Khối lượng (g/1) Khả năng hút ẩm giới hạn (%) ở độ ẩm tương đối

1% 5% 20% 30%

- Nhóm oxyt (Glynozem) - Canxi sulfat - Canxi clorua - Canxi oxyt - Montmorinlonit (đất sét bentonit) - Silicagen. 720 - - 720-1500 960 640-800 1-2 1 1 32 1-2 1-2 6 4 16 32 5 4 11 6 64 32 12,5 13 14 6 96 32 16 20

Qua bảng trên ta thấy Silicagen, đất sét Bentonit và Glynozem hầu như có giá trị như nhau khi độ ẩm tương đối thấp hơn 20 %. Các chất hút ẩm này dùng cho các loại rau, khoai lang và khoai tây sấy khô.

Loại chất hút ẩm thích hợp và rẻ tiền là canxi oxyt (vôi chưa tôi), có khả năng hút ẩm đến 32% trọng lượng của nó. Khi dùng có thể đạt độ ẩm đến 0%, nếu canxi oxyt chưa biến hoàn toàn thành Hydroxyt canxi. Chất lượng của vôi chưa tôi dùng làm chất hút ẩm sẽ giảm đi, nếu trong đó có mặt các hỗn hợp khác như Silicat, Cacbonat v.v..., cho nên vôi cần phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Nước cam với độ ẩm 3% có thể mất nước hoàn toàn, nếu trong dụng cụ đựng (hộp, thùng) có để vôi chưa tôi 10% trọng lượng sản phẩm (3kg vôi hút 1kg nước). Đối với các loại rau sấy khô, người ta dùng liều lượng vôi chưa tôi cho vào như sau (tính theo % trọng lượng sản phẩm): cho khoai tây 21%, cho củ cải 14%, cho bắp cải, cà rốt và hành 10%. Trong các loại rau khô, cà rốt là loại khó thoát ẩm hơn cả. Một điều đặc biệt khi sử dụng vôi làm chất hút ẩm là thể tích của nó tăng lên có thể đạt tới 60-170% khi hút nước, điều này cần phải chú ý khi đóng gói và ghép kín sản phẩm.

Khi bảo quản các sản phẩm khô trong bao bì nhỏ (trong hộp), chất hút ẩm được để trong các túi bằng nguyên liệu xốp (vải, giấy) và đặt vào giữa hộp. Nếu bao bì lớn (thùng, bao to) thì tốt nhất là để các chất hút ẩm ở nhiều vị trí khác nhau và tùy theo độ lớn của bao bì mà ta quyết định số lượng túi chất hút ẩm.

Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn

1. Mài xát sắn thành cháo bột

Có thể dùng các dụng cụ khác nhau để mài xát sắn thành cháo bột. Dùng hai tay mài sát củ sắn trên bàn mài xát sắn thủ công có tấm kim loại đột gai. Năng suất 5 - 7 kg/giờ. Sử dụng bàn xát sắn tay quay có tấm kim loại đột gai gắn trên trục quay. Chậu hứng cháo bột có nước ngập mặt dưới của tấm kim loại đột gai để làm sạch mặt mài. Năng suất khong 10 - 15 kg/giờ

- Để tăng năng suất dùng máy xát sắn đạp chân như máy tuốt lúa.Tay răng tuốt lúa bằng tấm kim loại đột gai: Chiều dài trục sát chỉ khong 15 -20 cm tay để vừa sức chân đạp. Hạ nghiêng bàn đưa lúa để dẫn củ sắn vào mặt mài. Máy xát

sắn đạp chân có thể đạt năng suất 100 kg/giờ.

- Nếu có động co kéo thì trục gỗ có đóng đinh cứng, nhỏ thay cho tấm kim loại đột gai. Máy xát sắn có động cơ đạt năng suất 300 - 500 kg/giờ.

2. Lọc bã

- Cứ một phần cháo bột dùng bốn phần nước để lọc bỏ bã sắn. Vi lọc càng mịn thì tinh bột sắn thu được càng đẹp. Vi lọc được căng thành vỏ hoặc may thành túi cho dễ lọc. Tinh bột cùng với nước lọt qua vi lọc tạo thành dịch bột. Hứng dịch bột vào bể lắng.

- Bã sắn dùng làm nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm.

3. Lắng thu hồi tinh bột

Đơn giản có thể dùng ni lông lót trong sọt thồ để lắng. Nếu ít, có thể dùng chậu lắng, rửa tinh bột.

- Bể lắng có dạng nằm, rộng đáy, không quá cao. Nếu là bể chuyên dùng để chế biến tinh bột sắn, cần có vòi xa cách đáy 10 - 15 cm. Lắng bột ít nhất 12 giờ (thường đề lắng qua đêm), khi bột đã lắng chắc dưới đáy bể, dùng ống cao su ống nhựa hoặc vòi x để gạn nước trên bề mặt bột. Khi gạn nước không làm xáo động tinh bột.

- Dùng nước sạch để rửa bề mặt tinh bột. Nước rửa bề mặt bột được pha vào dịch bột của mẻ sau nhằm tận thu bột. Sau đó, xúc tinh bột ra để bo qun. 2,5 - 3 kg củ sắn tưi cho 1 kg tinh bột ướt. Tỷ lệ tinh bột thu được phụ thuộc nhiều vào mức mịn của cháo bột, kỹ thuật lọc bã và thao tác gạn lắng tinh bột.

4. Bảo quản tinh bột ướt

Tinh bột ướt được bảo quản bằng ang, chum, vại, bể, túi ni lông. Càng giữ kín càng bo qun tinh bột được lâu.

- Nếu số lượng lớn, đựng tinh bột ướt trong túi ni lon rồi chôn kín dưới đất để gối vụ.

Cách phơi và bảo quản thóc

Phơi và bảo quản thóc tốt, đúng kỹ thuật cũng là biện pháp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất đối với nhà nông vì thực tế mức hư hao sau thu hoạch đối với lúa thường chiếm tới 15-20%. Thóc có thể được làm khô bằng nhiều cách: Phơi dưới nắng, trong bóng mát, phơi trên nền xi măng, sân gạch, trên nong nia, bạt nilon, tấm cót… Đây là phương pháp đơn giản, truyền thống được đại đa số nông dân áp dụng nhưng nhược điểm là luôn bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sân bãi và chất lượng hạt gạo không cao, khi xay xát tỷ lệ hư hao nhiều.

- Phơi nhanh: Khi trời nắng to, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt độ sân gạch, sân xi măng có thể lên tới 60-70 độ C, nhiệt độ thóc có thể lên tới 50 độ C. Thóc được tãi ra thành luống, mỗi luống cao 10-12cm, cứ cách nhau nửa tiếng lại cào tạo thành các luống mới theo các hướng khác nhau. Theo cách này thì chỉ cần phơi liên tục (từ 8-9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) trong 2-3 ngày là có thể xay xát được. Tuy nhiên với phương pháp phơi nhanh này khi xay xát tỷ lệ gạo gãy cao, gạo nát do nước trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài làm cho hạt gạo bị nứt nẻ.

- Phơi chậm: Khi phơi, thóc được tãi thành luống như cách trên, nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi nắng khoảng 2 giờ, ngày thứ 2 phơi trong 3 giờ và ngày thứ 3 phơi trong 4 giờ. Cứ 15 phút các luống được cào đảo 1 lần theo các hướng khác nhau. Các ngày sau đó thóc được phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi đạt độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc bảo quản. Với cách phơi chậm như trên thì chỉ khoảng 5 ngày là thóc khô khén đạt yêu cầu.

- Cách bảo quản: Mục đích bảo quản là giữ cho hạt thóc không bị ẩm ướt, không bị men, mốc xâm nhập gây hại dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng và không để bị côn trùng, chuột tấn công. Dụng cụ bảo quản thích hợp là chum, vại, bồ, hòm, thùng phuy, cót quây… có nắp đậy kín. Cách này thường được các hộ gia đình áp dụng với số lượng nhỏ. Thóc sau khi được phơi khô đến độ thủy phần an toàn (khoảng 11-13%), quạt sạch để loại bỏ tạp chất, sâu mọt và chuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo để tồn trữ, dùng dần. Nếu được đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được 4-5 năm mà chất lượng hạt gạo vẫn đảm bảo, tỷ lệ hao hụt không đáng kể.

Lựa chọn và bảo quản cá

Cách chọn lựa cá: Có nhiều cách để lựa chọn
Lựa chọn theo cách thả cá vào nước: nếu cá mới chết, bong bóng cá còn hơi, khi thả cá vào nước cá sẽ nổi lên. Cá chết nhưng vẫn còn tươi, bong bóng ít hơi, khi thả vào nước cá sẽ bị chìm xuống. Nếu cá bị ươn, khi thả vào nước, cá sẽ lơ lưng trong nước, cá càng ươn sẽ càng nỗi hẳn lên.

Chọn theo cách quan sát thân cá: cá tươi thì thân cứng, cầm giữa thân cá không bị cong, thịt cá chắc, có sức đàn hồi, dùng tay ấn sâu vào thân cá khi bỏ tay ra vết lõm nổi lên ngay. Cá bị ươn thì thân mềm nhũn, cầm giữa thân cá cong xuống, thịt mềm, không co giãn, tay ấn sâu vào thân cá khi bỏ tay ra, vết lõm vẫn còn.
Lựa chọn theo tình trạng bên ngoài của cá: Cá tươi, bên ngoài có màu hồng, chất nhờn trong suốt, vây cá sáng, bóng, dính chặt trên mình cá, hình dáng bình thường. Nếu cá đã mềm, bụng phình, mặt ngoài sậm lại, vây lỏng lẻo, dễ bị bong ra, đó là cá ươn.
Quan sát mồm và mang cá: Cá còn tươi, mồn khép lại. Cá mới chết mồm mở ra, khi ươn mồm cá mở ra càng rộng. nắp mang cá cũng thay đổi tương tự như mồm cá; cá tươi nắp mang sát với mang, cá ươn nắp mang mở ra, cá càng ươn nắp mang càng mở nhiều, cá còn tươi mang có màu đỏ sẫm hoặc hồng tươi, không có nhớt, không có mùi hôi thối. Trái lại, mang cá ươn có màu thâm hoặc trắng bệch, nước nhớt đục lại trong mang, mùi chua, thối.
Quan sát mắt cá: Cá tươi lúc mới chết nhãn cầu lồi ra, màng mắt trong sáng, sạch, đồng tử đen rõ ràng. Cá ươn thì mắt lõm sâu, màng trắng đục, màu trắng nhợt, đồng tử màu đỏ đen, tròng mắt mở, có khi do bên trong trào máu nên xung quanh mắt có màu hồng.
Quan sát bụng và hậu môn cá: Cá tươi bụng không phình cứng, vành hậu môn lõm vào, cá màu trắng hay hồng nhạt. Cá ươn thì bụng phình, mềm nhũn, căng to, có khi nứt bụng, đôi khi bụng có màu xanh, vành hậu môn đỏ, không tươi, lồi ra, nếu vành hậu môn cá lồi hẳn ra ngoài, màu bầm đỏ là cá quá ươn.
Nếu lựa chọn theo tình trạng thịt của cá thì khi quan sát mặt cắt ngang của khúc cá tươi sẽ thấy có ngấn xanh, có thể có màu sắc khác, tính co giãn, tổ chức thịt sát với xương; xương còn chắc chắn, có mùi tanh đặc biệt. Nếu cá ươn mặt cắt ngang không có tính co giãn, tổ chức thịt lỏng lẻo, không dính sát xương, cá có mùi hôi, có khi có mùi thối khó chịu.
Kinh nghiệm bảo quản cá :
- Nếu cá còn sống, phải thả cá vào nước sạch có đủ dưỡng khí cho cá thở, cá càng lớn càng cần nhiều dưỡng khí. Nên thay nước thường xuyên. Không nên thả đầy, không được dùng tay để bắt cá, không được nắm đi nắm lại nhiều lần, không được để cho cá nằm quẫy trên mặt đất. Khi cần di chuyển cá, phải dùng vợt xúc nhẹ nhàng.
- Đối với cá biển cách bảo quản như sau:
+ Nếu ướp lạnh cá: dùng nước đá xếp vào đồ đựng sạch, xếp thành từng lớp, cứ một lớp cá thì một lớp đá.
+ Nếu ướp muối: phải rửa thật sạch cá, cá nhỏ để nguyên con, cá lớn thì phải mổ bụng, xếp lớp cá rồi lại lớp muối. Tỷ lệ muối trung bình khoảng 10 – 15% trọng lượng cá cần bảo quản.
+ Cũng có khi người ta bảo quản cá tươi bằng nước đá và mùn cưa. Xếp lần lượt : nước đá – mùn cưa – cá – mùn cưa - nước đá ....cứ như vậy ướp cho đến khi hết cá, phủ lên một lớp đá, sau cùng dùng một bao bố sạch đậy lên. Cách này thường dùng để bảo quản cá lớn, được khoảng 15 – 17 ngày.
Nguồn: Ấn phẩm Thông tin Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, Số 01/2006

Thu hoạch và bảo quản đậu nành

Cây đậu tương là cây lương thực có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara, nước giải khát, nước chấm ... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.

Thu hoạch

Phân biệt 2 giai đoạn chín của đậu nành.

- Thời kỳ chín sinh lý: Khi đậu có 50% số lá trên cây đã chuyển sang màu vàng.

- Thời kỳ chín hoàn toàn: Khi hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số trái trên cây chuyển sang màu nâu xám. Lúc này là thời điểm thích hợp nhấrt để thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm: Tốn nhiều công phơi. Hạt chưa thật già, không đủ chất lượng khi bảo quản. Nếu thu hoạch trể: Một số trái quá già sẽ bị tách, làm hao hụt, gặp thời tiết nắng gắt, dinh dưỡng hạt đậu bị giảm.

Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1-2 ngày. Sàng sẩy, loại bỏ rác, tạp chất, hạt xanh non, hạt nhỏ, phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12% thì đưa vào bảo quản.

Tuyệt đối không được phơi hạt giống trên sân gạch, sân xi - măng. Không được phơi quá nắng, hạt cắn giòn. Những ruộng làm giống thì cần khử lẫn, loại bỏ những cây xấu bị bệnh. Chọn cây đẹp, đúng chủng loại giống, không sâu bệnh, quả chín đều.

Đậu nành khi chín vẫn còn rất nhiều lá đeo bám trên cây. Nếu cứ để cả lá mà thu hoạch thì sẽ tốn thêm rất nhiều công lao động cho các khâu cắt cây, bốc vác, phơi khô, ra hạt và sàng sẩy hạt cho sạch. Nếu thu hoạch vào mùa mưa thì còn khó khăn hơn nhiều do lá đậu nành hấp thụ nước làm cho quá trình phơi khô kéo dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch không chỉ đem lại lợi ích giảm chi phí công lao động mà còn có tác dụng để lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn. Khi đậu đã chín, tận dụng con nước lớn đưa nước vào ruộng từ 10 - 15cm. Chú ý chỉnh mức nước sao cho nước không ngập quả đậu nành. Phương pháp này chỉ sử dụng được cho những ruộng đậu nành không bị đỗ ngã. Sau 2 ngày ngâm nước thì rút hết nước đi, lá đậu nành sẽ trở nên vàng và rụng xuống đất.

Một số bà con nông dân còn sử dụng thuốc trừ cò 2,4 D để phun lên lá làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng phương pháp này vì thời gian cách ly quá ngắn, không kịp để thuốc phân hủy, thuốc còn tồn tại trên nông sản sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Kỹ thuật phơi ủ cây

- Ngày thứ 1 (thu hoạch): Chọn ngày nắng ráo, cây thu hoạch về cắt bỏ rễ, lá rồi đem phơi thêm 1 nắng, buổi chiều xếp dựng đứng trong nhà, không được xếp đống, gây hấp hơi, bốc nóng, gây mốc hỏng hạt giống.

- Ngày thứ 2,3 (ủ): Tiến hành ủ 2-3 ngày đêm để cho quả chín đều, hạt vàng không nứt. Khi gặp nắng cần tranh thủ phơi ngay bỏ qua giai đoạn ủ để tránh cây gặp mưa ẩm làm mốc hạt giống.

- Ngày thứ 4: Đem phơi thêm 1 nắng, đập lấy hạt đợt 1, phơi khô,chọn lọc, làm sạch hạt. Sử dụng làm đậu giống.

- Ngày thứ 5: Số quả trên cây còn, đem ủ đống thêm 1-2 ngày đêm cho hạt chín tiếp, sau đó phơi thêm 1 nắng và thu hoạch hạt đợt cuối dùng làm đậu thương phẩm.

Tiêu chuẩn đậu giống

- Chọn cây tốt, nhiều trái, ít sâu bệnh, có đầy đủ đặc tính giống đang trồng.

- Trên ruộng để giống: Loại bỏ những cây khác lạ, chín không cùng lúc, sâu bệnh nhiều.

- Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc để giống, bón phân cân đối Đạm - Lân - Kali.

- Phòng trừ sâu bệnh thời điểm trước thu hoạch: Làm ngăn chặn nguồn bệnh thâm nhập vào hạt, giúp kéo dài thời gian tồn trữ.

Phơi khô: Sấy bằng hệ thống làm khô với độ ẩm không khí tự nhiên và nhiệt độ 35- 400C. Trong quá trình sấy luôn kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ hàng giờ. Khi hạt đậu nành đạt tới độ ẩm 10% thì dừng lại và đưa hạt vào làm sạch cơ bản.

Hệ thống làm sạch cơ bản gồm 3 bộ phận cơ bản:

- Sàng những hạt tốt lọt qua sàng, những vật to ở trên sàng được loại bỏ.

- Phân loại hạt, những hạt to đầu, đẹp ở trên sàng, những hạt nhỏ lọt qua lỗ được loại bỏ.

Sau khi làm sạch cơ bản, hạt giống được đưa vào đóng gói theo quy định của cấp giống và cho vào kho bảo quản.

Bảo quản

Giảm càng thấp ẩm độ, càng tăng thêm thời gian bảo quản.

Phơi càng khô, bảo quản càng được lâu hơn.

Hạt đậu nành dễ bị mất sức nẩy mầm so với lúa, bắp, cao lương,…Hạt bị mất sức nẩy mầm, vỏ hạt và tử diệp chuyển sang màu sậm. Độ bóng của vỏ hạt giảm, hạt dễ bị mốc.

Thời hạn cho phép bảo quản phụ thuộc vào đặc tính giống, công nghệ trước thu hoạch, nhiệt độ và ẩm độ không khí lúc bảo quản. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí là yếu tố quan trọng.

Giảm càng thấp ẩm độ, càng tăng thêm thời gian bảo quản. Phơi càng khô, bảo quản càng được lâu hơn.

Chú ý: Hạt đã được phơi thật khô, nhưng nếu bảo quản trong điều kiện ẩm (ẩm độ trong không khí cao), hạt đậu nành sẽ hút ẩm trở lại. Trong trường hợp này, hạt sẽ bị mất sức nẩy mầm nhanh chóng.

Do đó hạt đậu nành, không những phải phơi thật khô, mà còn phải được bảo quản trong điều kiện thật khô ráo, có ẩm độ không khí càng thấp càng tốt.

Phương pháp bảo quản

1. Phương pháp cổ truyền: Có thể giữ 3 – 7 tháng
Thường sau khi phơi khô khoảng 2-3 giờ thì đưa vào bảo quản
- Dụng cụ: Lu, Chum sành, keo lọ…rửa sạch, phơi khô
- Dưới đáy, lót một lớp tro, lá chuối khô (lá sầu đâu càng tốt)
- Cho hạt giống vào. Lưu ý không được đổ hạt còn đang nóng vào, làm hạt dễ bị hấp nhiệt, dẫn đến tình trạng hạt bị mất sức nảy mầm.
- Trên mặt lót một lớp tro, lá chuối khô để chống ẩm và ngăn chặng sự tấn công của sâu mọt.
- Kiểm tra định kỳ, gặp lúc tốt trời, nên phơi thêm một nắng.
- Nếu số lượng lớn, nên bảo quản trong điều kiện có máy điều hòa nhiệt độ. Kho giống phải khô ráo, thoáng, có chất cách ẩm. Bao giống xếp cách trần 30-40cm.

Tận dụng các phế phẩm của Quả gấc

Sau khi thu hoạch gấc vá chế biến khô, phần vỏ dư ta có thể ủ làm phân vi sinh: có hai cách:
Cách 1: trộn với rôm, rạ phơi khô và ủ kín. Nhưng cách này thì thời gian ủ kéo dài 45 - 60 ngày.

cách 2: cách thức trộn như trên nhưng sử dụng thêm men vi sinh phân hủy, chế phẩm của trường Đại học Cần thơ (TRICO - ĐHCT). Thời gian ủ nhanh hơn, và hiệu xuất chuyển đổi tốt hơn.

Như vậy sau khi thu hoạch gấc bà con có thể sản xuất phân vi sinh phục vụ cho chính nhu cầu của mình, giảm một phần chi phí không nhỏ.

Đối với hạt gấc, có rất nhiều tài liệu y khoa chứng minh công dụng của hạt gấc có tính năng chữa bệnh. Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh,trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.

Ngoài ra phần rễ và lá cũng được sử dụng làm dược liệu

Bảo quản và chế biến chuối

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam , từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối. Có thể chế biến ra nhiều món ăn như chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối...

Chuối khô
Chuối chín tới hoặc chuối xanh bóc vỏ, thái lát, trải lên khay thủng, xông lưu huỳnh 15 phút, sau đó đem phơi hoặc sấy khô ở 55 – 91OC trong 18 đến 20 giờ. Để nguội cho vào túi nilông. Có thể giữ được trong 25 ngày. Nếu sau khi cho vào túi hàn kín lại để được 90 ngày.

Chuối khô có thể nghiền ra làm bột chuối hoặc làm thức ăn liền.

Lấy 5 kg chuối chín, bóc vỏ, thái lát, ngâm vào dung dịch bicacbonat sedium ( ½ thìa cà phê pha với 2 lít nước), xếp vào khay đem xông lưu huỳnh trong 1 giờ, đem ra phơi nắng hay sấy trong lò có nhiệt độ 55 – 60OC trong 20 giờ. Để nguội cho vào hộp sắt đậy kín.

Lát chuối khô có mùi thơm như mùi bánh mỳ, dùng làm nộm quả khô, kem đều được

Chuối khô (phương pháp dân gian)

Chuối chín bóc vỏ, thái lát ngang mỏng, trải đều trên nong, nia. Sấy bằng than củi khoảng 10 giờ. Chuối khô giòn, mùi thơm. Cho vào lọ thủy tinh dành ăn dần.

Chuối chín bóc vỏ, để cả quả trải trên nia, phơi héo, đưa vào sấy bằng than củi một đêm. Chuối khô, dẻo , ăn ngọt. Cho vào lọ đậy kín hoặc túi buộc kín. Chuối khô dùng làm món tráng miệng với nước trà đặc.

Kẹo chuối khô

Chuối khô thái chỉ, cho đường vào nước cốt dừa đun sôi, thả chuối, gừng non thái chỉ, dừa nạo trộn đều, đun nhỏ lửa, tới khi chuối đặc sền sệt vừa khô, bắc xuống. Chuối đã ngọt nên chỉ cần cho thêm một ít đường, 1 kg chuối khô chỉ cần cho 0,2 kg đường là đủ. Đổ chuối vào khuôn đã láng một lớp dầu dừa, nén chặt. Rắc ít lạc rang vàng bỏ vỏ, tách đôi lên trên. Dùng chày cán nhẹ lên chuối cho lạc dính vào chuối. Để nguội, cắt thành thanh, cho vào lọ thuỷ tinh hoặc bọc giấy bóng. Kẹo chuối thơm, ngon, màu đỏ óng rất đẹp.

Chuối hộp

Chuối chín bóc vỏ, thái lát dọc quả, bỏ vào lon lùn, đổ ngập sirô đường 25 – 30o Brix và 0,2% axit xitric, để chuối có độ pH = 4,5 – 5,3. Dập kín nắp, thanh trùng trong nước sôi 100o C 15 phút hạõc trong nồi áp suất, rồi làm nguội nhanh để tránh sirô thay đổi màu, đục trong thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng.

Chuối hộp thơm, ngon, màu hồng, rất được người nước ngoài ưa thích

Nước cốt chuối

Chuối chín bóc vỏ, chần nước sôi hoặc hơi nước sôi (88o C), xay nhuyễn, thêm đường và axit xitric để đạt độ pH = 4,2 – 4,3 (khoảng 100 ga axit xitric cho 45,50 kg nước cốt). Đun sôi, đóng hộp, hàn kín, lật ngược hộp xuống trong 5 phút, làm nguội đến 35oC. Khi đóng hộp hàn lon phải nhanh để tránh không khí lọt vào làm giảm chất lượng sản phẩm.

Dưa chuối chát

Chuối chát (chuối hột) gọt sạch vỏ, thái mỏng, ngâm vào nước có pha chanh khoảng 10 phút cho chuối đỡ chát, vớt ra ép ráo, rồi lại ngâm vào nước chanh có thêm tý muối, để chuối chuyển màu trắng. Xếp vào thẩu, đổ ngập nước chanh pha muối, gài chặt, để một ngày. Vớt chuối ra, ép ráo nước chanh, lại xếp vào thẩu, dội nước muối, đường, giấm đun sôi để nguội, gài chặt. Sau 4 ngày là ăn được. Trước khi ăn thái gừng, ớt, tỏi, băm nhỏ hoà thêm nước mắm, ngâm chuối vào. Ăn kèm chả, ném, tré. Món ăn của người Huế.

Rượu chuối

Chuối tây già bóc vỏ, thái mỏng, hấp chín. Bỏ chuối vào lọ thủy tinh, đổ ngập nước đường đun sôi để nguội, cho men rượu vào, đậy kín (cứ 1 kg chuối cho khoảng 300 kg đường và 5 viên men). Sau 1 tháng, gạn lấy nước trong cho vào chai, đậy kín. Rượu chuối uống thơm, ngon, dễ tiêu.

Đổi màu cam sành từ xanh đến vàng

Trên thị trường trái cây có múi, vỏ trái màu vàng cam đến vàng sậm luôn thu hút khách hàng. Trái cam sành có chất lượng nhất nhì trong những giống cam trồng ở Nam bộ. Nước vắt cam sành màu vàng tươi, ngọt mát và thơm dịu. Ở Nam bộ, cam sành phát triển rất tốt, cho trái quanh năm. Nhưng do vùng khí hậu nhiệt đới nên vỏ trái cam sành có màu xanh đậm, kể cả khi trái đã già và thậm chí khi chín hết cỡ, vỏ trái vẫn mang màu xanh.

Nhóm nghiên cứu (thuộc nhóm bảo quản chế biến Viện Cây ăn quả miền Nam) đã xông khí ethylen nồng độ 18ppm trong thời gian 36 giờ làm vỏ trái cam sành đổi từ màu xanh sang màu vàng tương đối đều trên mặt vỏ trái. Tiếp tục bảo quản 2 ngày ở nhiệt độ 150C, màu vàng xanh sẽ chuyển sang màu vàng cam phủ đều khắp trái mà thành phần bên trong của trái cam (múi, tép, chất lượng nước…) hầu như không thay đổi. Nhóm nghiên cứu này đã cho biết cơ chế thí nghiệm như sau: Thông thường, lượng chlorophyll trong vỏ trái đều bị tiêu hủy hết khi trái chín do ethylen nội sinh trong quá trình hô hấp. Trong trường hợp trái cam sành, khi trái đã chín, lượng chlorophyll trong vỏ trái chưa bị tiêu hủy hết do ethylen nội sinh trong trái không đủ để phá hủy nó. Do đó, muốn đổi màu vỏ trái cam sành, phải tăng cường sự hoạt động của khí ethylen sau thu hoạch.

Bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít

Thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cho quả loòng bong - trái cây đặc sản của tỉnh Quảng Nam, mới đây, tại huyện Tiên Phước Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành nghiên cứu thành công việc bảo quản bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít, giúp quả để lâu được 12 ngày vẫn bảo đảm chất lượng, mùi vị thơm ngon.

Loòng bong là loại quả trồng rải rác ở một số tỉnh miền tây Nam bộ và Quảng Nam, cây cao, lá to, tán rộng, quả chùm (giống chùm quả dâu da ngoài Bắc). Cây có nguồn gốc hoang dại nhưng đã được thuần hóa từ lâu, quả chín ruột trắng vỏ hơi vàng, ăn ngọt vị hơi chua, khi chín kỹ vỏ hơi thâm đen là lúc ăn ngọt nhất. Trước đây, ở Quảng Nam, mỗi nhà chỉ trồng một vài cây trong vườn để ăn và để biếu, nhưng sau do có nhiều người tìm đến mua đã được trồng nhiều, trở thành một vùng cây ăn trái nổi tiếng. Các địa phương có cây đặc sản này phải kể đến các xã Tiên Châu, Tiên Kỳ, Tiên Cảnh thuộc huyện Tiên Phước. Do đặc điểm thổ nhưỡng, đất Tiên Châu là vùng trồng nhiều nhất và trái thơm ngon nhất, mang hương vị đặc trưng chỉ nơi đây mới có, nên khách gần xa đều quen gọi là loòng bong Tiên Châu - đặc sản của quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng. Vào mùa thu hoạch từ tháng 8 - 11 cũng là mùa mưa, quả rất hay hỏng nên ít được mang đi xa. Năm 2005, giá loòng bong tại vườn là 12-15.000 đ/kg, thậm chí cuối vụ còn cao hơn.

Trên cơ sở ứng dụng TBKH của thế giới và kinh nghiệm dân gian nơi đây, theo yêu cầu hợp đồng của tỉnh, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học VN) đã "nằm vùng" một thời gian để trực tiếp nghiên cứu qui trình bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít. Kết quả cho thấy: Những mẫu có xử lý anôlít quả tươi lâu hơn, độ cứng cao hơn, tỉ lệ hư hỏng thấp hơn và kéo dài được hơn 12 ngày, trong khi các mẫu đối chứng bắt đầu hư hỏng sau bảo quản 5-6 ngày, hỏng 50% sau 7-8 ngày và hỏng hoàn toàn sau 9-10 ngày... Từ những kết quả thí nghiệm này, các tác giả đã xây dựng thành qui trình bảo quản loòng bong như sau: Quả loòng bong sau khi thu hái, tuyển chọn nên xử lý ngâm ngay trong dung dịch điện hoạt hóa anôlít có nồng độ hoạt tính từ 50-100 ppm, trong thời gian 5-10 phút, để ráo nước rồi đem đóng bao bì để vận chuyển đi hoặc cho vào kho bảo quản.

Với đặc thù thổ nhưỡng của vùng đất miền Trung đồi núi rộng, mỗi gia đình thậm chí có tới vài hécta đất, việc áp dụng tốt TBKT trong bảo quản sẽ góp phần đưa loại trái cây này của xứ Quảng có mặt trong cả nước và đi xa hơn đến các thị trường khó tính trên thế giới.

Bảo quản xoài, nhãn

Phần lớn nhãn xoài tiêu thụ trên thị trường hiện nay đều đựng trong sọt tre, thùng gỗ, thùng carton để trong điều kiện tự nhiên, vì vậy bị tác động bởi nhiệt độ, ẩm độ cao lại vận chuyển đi xa nên chỉ bảo quản được 7 – 10 ngày, tỷ lệ dập nát đến 20 – 25%, có khi tới 30%. Các viện nghiên cứu, trường đại học đã nghiên cứu vá ứng dụng thành công một số phương pháp bảo quản nhãn, xoài tươi như sau:

Công nghệ bảo quản quả tươi ở nhiệt độ bình thường có sử dụng chất diệt nấm, vi sinh vật và côn trùng bằng xông khí SO2 và các phương pháp thay đổi thành phần môi trường bảo quản. Công nghệ này có thể bảo quản được 15 – 16 ngày, tỷ lệ hao hụt 10 – 12%, có thể vận chuyển đi xa từ các tình Nam Bộ ra miền Bắc.

- Công nghệ bảo quản quả tươi đối với xoài ở nhiệt độ thấp 10 – 12oC, với nhãn 5 – 7oC là phương pháp bảo quản hiệu quả nhất, thời gian bảo quản kéo dài trên 30 ngày, tỷ lệ hao hụt do dập nát 5 – 7%, có thể vận chuyển đi xa và xuất khẩu (trước khi bảo quản ở nhiệt độ thấp phải loại bỏ những quả thối, dập nát và xử lý các biện pháp như đã nêu trên). Với xoài bảo quản ở nhiệt độ tự nhiên (như ở nước ta) thời gian giữ được rất ngắn. Song bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 10oC, quả xoài gặp nhiều hạn chế: dễ bị tổn thương do nhiệt độ lạnh làm trái chuyển màu, thịt mềm, mùi vị không đặc trưng như chín bình thường. Xoài sau khi thu hoạch, phân loại, rửa sạch rồi ngâm trong dung dịch CaCl2 hoặc Ca(NO3)2, nồng độ sử dụng 4 – 6%, vớt ra để khô ở điều kiện tự nhiên, sau đó đựng trong túi nilông kích thước 15 x 25 cm, có 20 lỗ thoát ẩm trên túi. Bảo quản ở nhiệt độ 11 – 11,5oC là tốt nhất, thời gian bảo quản trên 30 ngày, xoài vẫn giữ được màu sắc, chất lượng tốt (VNCCAQ MN).

- Về bao bì bảo quản nhãn, xoài:
1. Một loại truyên thống dùng sọt tre, nứa, thùng gỗ (đóng từng thanh) có giá thành thấp nhưng tỷ lệ dập nát, thối nhũn cao.
2. Dùng thùng carton có đục lỗ thoát ẩm, giá thành tuy có cao hơn loại truyền thống song tỷ lệ hao
ụt, dập nát, thối ít hơn nhiều nên hiệu quả cuối cùng vẫn cao.

Ngoài bảo quản tươi, đối với nhãn, còn sử dụng biện pháp sấy để sơ chế, bảo quản cho bán quả khô và chế biến long nhãn (cùi khô). Hiện nay, đang áp dụng biện pháp sấy cùi bằng cách xoắn bỏ hạt ngay tù khi quả còn tươi, khi khô vẫn giữ được hình dạng của quả và tiêu hao nhiên liệu thấp. Khôi lượng đưa vào sấy chiếm 30 – 35% tổng sản lượng. Công nghệ sấy chính là thủ công, dùng than củi, than đá. Công suất sấy của các lò trung bình từ 8 – 10 tấn/mẻ, có thể lên đến 20 tấn/mẻ; thời gian sấy 1 mẻ từ 24 – 48 giờ. Những lò sấy thường tập trung quanh vùng nhãn, riêng tỉnh Bến Tre có trên 100 lò sấy.

Do qui trình công nghệ sấy còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều về màu sắc, hình dạng, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường của một số nước khó tính.

Chế biến
Nhãn, xoài chế biến được nhiều loại sản phẩm như nhãn ngâm đường, xi-rô, nước nhãn, xoài giải khát. Hiện nay có 8 nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu là Deltafood, LD Donanewtower, Interfood, Tân Bình, Delta Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang; tổng công suất 65.500 tấn sản phẩm/năm. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này còn rất nhiều hạn chế, giá thành cao (riêng chi hí bao bì đã chiếm tới 20% giá thành sản phẩm), các sản phẩm nước nước giải khát chủ yếu tiêu thụ trong nước nhưng còn chậm nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất.

Bảo quản nấm sò

1. Bảo quản nấm tươi
Nấm hái xong dùng dao sắc cắt sạch phần gốc, tách từng cụm nấm lớn thành cụm nhỏ cho vào túi PE buộc kín, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ. Nếu muốn bảo quản lâu phải hạ nhiệt độ nơi bảo quản xuống 5-8 độ C. Thời gian để được 24h vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Nấm tươi rất nhanh bị hỏng và dễ dập nát. Quá trình thu hái, xếp trong túi, vận chuyển trong bao cứng phải thận trọng. Thời gian từ thu hái đến tay người tiêu dùng sao cho ngắn nhất, có như vậy hàng mới dễ bán, thu lợi nhuận cao.

2. Phơi hoặc sấy khô
Dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ cuống đến mũ nấm. Phơi sấy ở nhiệt độ 40-45 độ C, nấm sẽ có màu vàng, thơm ngon. Nấm khô rất dễ bị hỏng nếu bảo quản không tốt. Khi sấy khô (độ thủy phân 12%) cần cho vào túi PE 2 lớp buộc chặt miệng túi, để nơi khô ráo

Bảo quản hoa hồng

Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước. Sau đó đưa vào nơi mát, thông thoáng để sử lý sơ bộ.
+ Loại bỏ cành hoa già, sâu bệnh, xấu không đủ tiêu chuẩn ra một khu.
+ Cắt tỉa bỏ những mầm non ở trên cành.
Trước khi bảo quản cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau khi phân loại xong thường bó 50 cành hay 100 cành/1 bó.

- Bảo quản hoa:
+ Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau:

Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 –5% trong thời gian bảo quản.

Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Khi cắt hoa sẽ tạo thành vết thương trên cành, từ các vết thương này vi sinh vật gây bệnh xâm nhiễm gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo nhanh. Để giảm tác hại của vi sinh vật nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8 – OH.

Sử dụng chất khoáng Etylen: Etylen là 1 hoocmon thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất khoáng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 – 1,5 ppm phun vào cành, lá.

+ Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: Điều chỉnh nhiệt độ từ 2-50C, ẩm độ 85 – 90% trong thời gian bảo quản.

Cách bảo quản quả dâu tây sau khi đã thu hoạch trên ruộng về

1. Thu hoạch
- Khi thị trường gần, thu hoạch khi 75 % quả đỏ hoặc hồng.
- Khi thị trường xa, thu hoạch khi 20-40% quả đỏ hoặc hồng. .
- Một biểu hiện khác của quả gần chín là khi thu hoạch tai quả cong lên, da bóng có mùi thơm đặc biệt.
- Thu hái vào lúc trời mát, ráo sương, thường từ 8-10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.
- Không để nơi có ánh nắng lọt vào, dùng lá dâu phủ lên rổ chứa quả.
- Dùng ngón tay bấm nhẹ cuống qu để vào các rồ nhỏ sạch, kết hợp phân loại sau đó dồn chung vào rổ to chừng 20 kg, có lót và phủ lá dâu bên trên.

2. Phân loại
Loại l: Quả to đẹp, không sâu bệnh, không dập nát.
Loại 2: Quả vừa đẹp, không sâu bệnh, không dập nát.
Loại 3: Quả nhỏ, sâu, dập nát, quả quá chín.

3. Đóng gói và vận chuyển
-Dâu tây được đóng gói trong những hộp carton nhỏ nông, hoặc giỏ nông có lót lá. Trong khi vận chuyền, những hộp hoặc giỏ nhỏ được xếp vào giỏ lớn, cũng nông.
-Lớp quả ờ đáy hộp xếp cuống quả quay xuống dưới, các lớp giữa thì để nằm ngang đấu cuống vào nhau.
- Khi vận chuyền không để chồng hộp vào nhau. Trên xe có giá gỗ để hộp được thông thoáng và vận chuyển khi trời mát hoặc ban đêm.

4. Bảo quản
Quả dâu mọng dễ dập nát vì vậy nếu không bán được trong ngày thì phải chế biến làm rượu hay mứt.

5. Cách làm si rô dâu
- 3-4 kg dâu tươi, nhặt cuống, rửa sạch, đề ráo.
- Trộn đều với 1kg vòng trắng. Bỏ vào thấu đề nơi thoáng mát.
- Sau 3-5 ngày (tại Đà Lạt), khi đã lên men xong, các trái nổi lên. Đem lọc qua vải mùng được si rô hay cocktail.

Kinh nghiệm bảo quản bắp

Bảo quản cả bắp: Bảo quản theo cách này tốt nhất vì phôi hạt vẫn cắm vào lõi, không khí ẩm và sâu mọt khó xâm nhập, thông thoáng nên không khí lưu thông dễ dàng, nhiệt độ và ẩm độ không tích tụ trong đống bắp. Bảo quản cả bắp còn làm tăng phẩm chất bắp vì chất dinh dưỡng từ lõi chuyển vào hạt. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có hạn chế như vận chuyển cồng kềnh, tốn bao bì và phương tiện vận chuyển, chứa đựng, khi sử dụng lại mất công tách hạt. Kho bảo quản cả bắp phải là kho thoáng, xung quanh có lót lưới sắt hoặc phên thưa, cách sàn mặt đất và tường 40 – 60cm. Nếu kho kín thì xung quanh tường có lót phên nứa cách mặt tường 20cm. Kho lớn thì cần đặt ống thông hơi. Bắp được bảo quản cần chọn những bắp tốt, thu hoạch xong bóc hết lá, phơi thật khô để thoát hết nước trong lõi và tiêu diệt mầm bệnh sâu mọt. Nếu số lượng bắp ít thì có thể buộc túm và gác trên gác bếp.

Bảo quản hạt rời: Phương pháp này kém an toàn hơn vì phôi không được bảo vệ nên dễ hút ẩm và dễ bị nấm mốc, sâu mọt xâm nhiễm. Theo kinh nghiệm của ngành lương thực thì bảo quản kín là tốt nhất. Ở trong kho người ta làm những bức tường bằng trấu dày 20cm bao phủ lấy khối hạt. Trước khi đổ hạt, lót một lớp trấu dày như trên rồi rải thêm một lớp vôi dày khoảng 3 – 5cm, xong lót một lớp cót và đổ hạt lên trên. Sau khi đổ đầy hạt, san phẳng lớp mặt, trải cót lên và lại tiếp tục đổ một lớp vôi, một lớp trấu dày lên trên, úp kín bề mặt khối hạt. Phương pháp này giữ được hàng năm, không bị sâu mọt, nấm mốc và sinh vật khác phá hại. Trong điều kiện gia đình, với số lượng ít có thể dùng cót quây thành vựa làm hai lớp, lớp nọ cách lớp kia 20cm, ở giữa trải trấu khô sạch, đáy vựa cũng lót lớp trấu dày 20cm rồi trải cót hoặc bao tải sạch, sau đó đổ đầy hạt bắp để bảo quản.

Muốn đạt kết quả tốt khi bảo quản hạt bắp rời bằng phương pháp kín cần chú ý:

- Trước khi nhập kho, hạt bắp phải được phơi thật khô. Loại bỏ tạp chất và những hạt sâu mọt.

- Kho phải được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, lót trấu khô và chọn loại trấu to bản và trong đống trấu thỉnh thoảng bỏ thêm những bọc thuốc Basudin 10H nhỏ (khoảng 50 – 100g/bọc).

- Khi hạt chớm phát sinh sâu hại hoặc nấm bệnh thì cần đem phơi nắng ngay hoặc phun thuốc khử trùng.

Ngoài ra còn có thể bảo quản bắp bằng các bao tải, thuận tiện cho việc bảo quản, không tốn phương tiện chứa đựng. Bao tải được xếp theo khối hẹp, chạy dài, chiều rộng 3 –4 bao, chiều cao không quá 10 bao. Giữa các khối có chừa lối đi để kiểm tra dễ dàng. Bao tải đựng cần phơi khô, sạch sẽ.

3. Bảo quản bắp giống: Có thể tiến hành theo những cách trên nhưng tuyệt đối không bảo quản kín. Kho bảo quản bắp giống phải đảm bảo ngoài việc chống ẩm, chống nấm mốc, sâu mọt, còn phải đảm bảo độ nảy mầm cao. Do đó kho phải thường xuyên thoáng mát và khô ráo. Nếu hạt giống bảo quản ở trạng thái hạt rời thì nên trộn lẫn với lá xoan khô để chống sâu mọt.

Bảo quản thanh long

Thanh Long là trái cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp dẫn về dạng hình, màu sắc, dinh dưỡng và hương vị. Để tăng thời gian bảo quản và bảo đảm chất lượng trái, cần chu ý một số đặc điểm sinh lý hóa trong quá trình chín của trái.

Kích thước, trọng lượng và độ cứng trái: Thanh Long ra hoa đồng loạt theo từng lứa, sau khi thụ phấn sẽ hình thành trái. Trong vòng 10 ngày đầu, trái phát triển chậm sau đó tăng rất nhanh về kích thước và trọng lượng. Trong 2 giai đoạn 16-18 và 28-34 ngày sau khi nở, có sự gia tăng trọng lượng và đường kính của trái rất nhanh. Đặc biệt trong giai đoạn sau, nên nông dân có tập quán giữ trái trên cây để trái có trọng lượng cao hơn. Nếu trong giai đoạn này tưới nước nhiều quá hoặc trời mưa lớn sẽ gây hiện tượng nứt quả.

Trong khi chín độ trái của trái giảm hẳn. Độ cứng của trái giảm rất nhanh từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25 sau khi hoa nở và sau đó độ cứng tiếp tục giảm nhưng chậm hơn.

Cường độ hô hấp: Theo sự phân nhóm trái theo cường độ hô hấp, thì thanh long là loại trái có cường độ hô hấp thấp khi chín (70-100 mg CO2/kg/giờ). Cường độ hô hấp của trái cao khi trái còn xanh và giảm dần khi chin. Với đặc điểm về cường độ hô hấp trên thì trong điều kiện thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ và phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch tốt, thanh long có thể bảo quản trong 40 ngày. Ngoài ra thanh long thuộc nhóm trái không có đỉnh hô hấp khi chin vì vậy phải thu hoạch đúng lúc trái chin chất lượng trái tốt hơn, khác với các trái như chuối, xoài có thể hái trái khi còn xanh và sau đó dú chin.

Độ chua và Độ Brix của thịt trái: Độ chua của trái giảm rất nhanh từ ngày thứ 22 đến ngày thứ 28 sau khi nở hoa và tiếp tục giảm nhưng không đáng kể (từ 1,5% xuống 0,04%).

Độ Brix để chỉ độ ngọt của trái. Độ Brix tăng từ ngày thứ 25 (12%) sau khi hoa nở và cao nhất ở ngày thứ 28 và ngày thứ 43 (14%). Để tiêu thụ thị trường trong nước, nông dân thích để trái trên cây lâu hơn vì người tiêu dung thích trái có vị ngọt hơn.

Sự thay đổi màu sắc của vỏ: Trong giai đoạn 16-22 ngày sau khi nở hoa, sự chuyển màu xảy ra chậm nhưng bắt đầu ngày thứ 22 màu đỏ bắt đầu xuất hiện, đỏ hoàn toàn vào ngày thứ 25 và sau đó đỏ sậm vào ngày thứ 31.

Phương pháp thu hoạch và bảo quản mít tố nữ

Thu hoạch:
- Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng
- Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hái nhẹ nhàng.
- Khi hái không quăng ném. Giữ không làm gãy gai mít hay làm sứt cuống mít.- Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp cho mủ chảy ra. Không để mít chồng lên nhau.

2. Tỉa bỏ, phân loại
- Cắt bỏ các lá còn lại trên cuống.
- Loại bỏ những quả bị sâu bệnh, xấu mã
- Phân loại tuỳ theo trọng lượng

Loại 1: những trái nặng trên 1 kg
Loại 2: những trái nặng dưới 1 kg

3. Đóng gói:
- Xếp mít tố nữ thành từng lớp vào cần xé hoặc sọt có lót lá hoặc rơm dưới đáy hoặc xung quanh thành cần xé.
- Khi xếp quay cuống trái lên phía trên

4. Vận chuyển:
- Dùng giấy hoặc lá có khổ lớn bọc xung quanh từng trái để tránh xây sát khi vận chuyển.
- Tránh va lắc khi vận chuyển. Không dùng sọt quá lớn hay quá nhỏ.
- Bảo đảm mít được thông thoáng, không bị nóng khi vận chuyển.

5. Bảo quản:
- Để nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh để mít bị mưa, nắng.

6. Cách giấm (dú) chín:
- Dùng lá chuối khô hoặc giấy hay rơm lót bên dưới và xung quanh chum hoặc sọt.
- Gói đất đèn trong giấy để dưới đáy chum hoặc sọt, sau đó xếp mít lên trên. Dùng bao tải hoặc giấy đậy kín chum hoặc sọt lại. Thời gian giấm khoảng 48 giờ

ách xử lý da và lông thỏ

Cách giết và lột da thỏ
Ngoài thịt ra, lông da thỏ cũng là một sản phẩm có giá trị, vì vậy cần phải có phương pháp giết thịt và lột da cho đúng cách. Khi giết thịt và lột da thỏ cần phải buộc hai dây vào hai cổ chân sau và treo ngược lên, lấy đoạn gỗ tròn đập vào gáy gây choáng rồi chọc tiết. Khi chọc tiết, tay trái nắm chắc hai tai thỏ lật ngửa đầu về phía trước và tay phải cầm dao nhọn dài 15 cm, bản rộng 2 cm đâm từ xương mỏ ác thẳng vào tim ở lồng ngực bên tráI, hơi nghiêng dao cho tiết chảy ra. Dùng dao cắt quanh da ở hai cổ chân sau (chỗ buộc) rồi rạch thẳng một đường theo mặt trong đùi đến hậu môn, dùng hai tay lột da từ chỗ cắt chân sau, kéo qua bụng xuống đầu thỏ như lộn bít tất.

Khi kéo da tuột xuống đến gần hai chân trước, ta dùng dao cắt bỏ hai cổ chân trước. Kéo da đến đầu, ta lạI cắt da một vòng quanh cổ rồi kéo tuột bộ da ra khỏi đầu. Dùng dao, kéo cắt dọc cơ từ hậu môn qua bụng đến lồng ngực, rồi tách bóc trực tràng cùng toàn bộ phủ tạng ra khỏi khoang bụng, lồng ngực. Cuối cùng cắt bỏ hai khuỷ chân sau là xong. Thịt thỏ sau khi lột da xong không cần phải rửa mà dùng vải màn sạch lau khô rồi chế biến món ăn.

Cách thuộc da thỏ

Trước khi thuộc da cần phải sơ chế và bảo quản tốt. Dùng kéo cắt bỏ những phần da đuôI, đầu còn dính trên bộ da vừa lột. Cắt dọc một đường giữa bụng từ cổ đến đuôI và dọc nốt da hai chân sau để có tấm da vuông vắn. Giặt sạch tấm da đó rồi bóc hết lớp mỡ liên kết dưới da theo đường vòng tròn từ ngoàI vào trong (hình 8). Giặt sạch tấm da đã bóc bằng nước xà phòng, vắt sạch nước rồi cho vào chậu nước dung dịch gồm 25 g phèn chua và 35 g muối/1 lít nước. Sau khi nhào bóp da 3-4 lần cho dung dịch ngấm đều vào da, lông, chải đều, phẳng da thành từng lớp ngập trong dung dịch đó. Mỗi ngày đảo, vắt và chải lại da 3-4 lần. Da được ngâm trong 3-4 ngày mới vớt ra vắt khô nước rồi căng ra phơI trong bóng dâm cho khô dần. Đến khi khô hãn thì xếp vào tủ bảo quản được 3-6 tháng trước khi đưa đi thuộc.

Cách thuộc da đơn giản là ngâm da vào dung dịch gồm 2 lít nước, 50 g phèn chua và 50 g muối, ngâm trong 3-4 ngày, mỗi ngày đảo da 2-3 lần, sau đó vớt ra trải mặt lông lên miếng gỗ phẳng và trát lên mặt da một lớp bột mỳ trộn nhão với lòng đỏ trứng gà và ít dung dịch phèn muối như trên. Hong phơi da trong chỗ mát tới khi da khô thì dùng tay vò, kéo căng làm dãn đều da đến khi mềm nhũn da thì rũ sạch bột hồ và dùng bột thạch cao xoa đều lên mặt da. Dùng giấy giáp đánh nhãn, rũ sạch bụi là thành da thành phẩm.

Kỹ thuật bảo quản hạt đậu trong điều kiện bình thường không có nhà lạnh

Bảo quản các loại đậu đỗ (đậu nành, đậu trắng, đậu xanh)
Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.

Nếu trong khối hạt lẫn nhiều tạp chất hoặc sâu hại nước nghiêm trọng thì khả năng biến chất của hạt tương đối lớn. Từ sự biến hoá hình thái của hạt có thể nhận ra mức độ biến chất của hạt. Ví dụ nếu thuỷ phần của hạt là 13%, ở nhiệt độ cao 20oC có thể quan sát thấy màu sắc của tử diệp đậm. Còn nếu bộ phận hạt không chín đều, thuỷ phần 13% và ở nhiệt độ bảo quản là 23oC thì mặt sau tử diệp màu phớt hồng.

Để khống chế những hiện tượng biến chất của hạt cần phải chú ý những yếu tố sau đây:

+ Thuỷ phần: Phải luôn luôn giữ cho thuỷ phần của đậu đỗ ở giới hạn <>

+ Nhiệt độ khối hạt giữ ở mức độ bình thường, nếu cao quá sẽ làm phẩm chất giảm. Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quá mạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cả cây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt.

+ Độ nguyên vẹn của hạt và độ chín của hạt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn loại bỏ hạt xanh lép, vỡ...

Nói chung đối với hạt đậu đỗ người ta áp dụng phương pháp bảo quản kín hoàn toàn là tốt nhất; cách bảo quản tương tự như khi bảo quản khoai và khoai mì.

Căn cứ vào thí nghiệm, khi nhiệt độ không khí không vượt quá 15oC thì căn cứ vào thuỷ phần khác nhau của hạt mà có thể xếp hạt như sau:

Nếu thuỷ phần của hạt <>

Nếu thuỷ phần từ 12 - 14% để hạt rời cao 1,0 m và đóng bao 6 tầng.
Nếu thuỷ phần từ 14 - 16% để hạt rời cao 0,7 m và đóng bao 4 tầng.
Nếu thuỷ phần từ > 16% để hạt rời cao 0,5 m và đóng bao 2 tấng.

Về mùa hè do thời tiết nóng nực nên độ cao hạt để rời nên giảm đi 1/3 và số tầng bao không quá 2 tầng bao. Với lượng hạt ít có thể dùng chum vại có lót tro bếp để hút ẩm, bỏ đậu vào và đậy kín. Không nhập kho lúc nóng.

Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì đậu nành nhập kho khi hạt nguội sau 10 tháng tỷ lệ nẩy mầm trên 50%. Nếu nhập kho lúc nóng thì tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 4% mà thôi.